Nhổ răng trẻ em
Đa phần khi đến độ tuổi từ 5 đến 12 tuổi, răng sữa của trẻ em sẽ tự rụng để răng viễn vĩnh có thể mọc thẳng lên, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng răng vĩnh viễn. Do đó, việc nhổ răng sữa sẽ có những tác động nhất định đến hàm răng sau này của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến việc chăm sóc răng miệng cho trẻ trong khoảng thời gian này.
Có nên nhổ răng cho trẻ hay không?
Theo các chuyên gia nha khoa, việc nhổ răng cho bé thường không được khuyến khích, chỉ nên được thực hiện bằng cách đưa trẻ đến các phòng khám răng chất lượng và uy tín trong trường hợp thật sự cần thiết. Bởi vì:
- Bộ răng đầu đời có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe toàn thân, sự phát triển về mặt thể chất và tinh thần của trẻ. Nôn nóng nhổ sớm sẽ khiến trẻ bị đau, chảy máu nhiều dẫn đến gây ám ảnh, ảnh hưởng tâm lý cho trẻ về sau.
- Việc duy trì đầy đủ răng sữa đảm bảo chức năng ăn nhai của trẻ. Nếu nhổ răng sớm thì trẻ sẽ bị đau dẫn đến giảm sức nhai, sự tương tác giữa hàm trên và dưới.
- Mặt khác răng sữa còn giúp trẻ phát âm tròn tiếng, không bị nói ngọng.
Đặc biệt, răng sữa có thể đảm bảo cho xương hàm phát triển bình thường, các răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí, giúp trẻ có hàm răng đều đẹp trong tương lai. Vì khi răng sữa bị nhổ quá sớm sẽ làm mất định hướng của răng vĩnh viễn, xương hàm có thể bị ảnh hưởng và phát triển không bình thường như hẹp cung hàm khiến răng vĩnh viễn bị thiếu chỗ mọc lên làm răng mọc chen chúc hoặc lệch hẳn. Điều này sẽ phá vỡ cấu trúc răng, hàm, gây mất thẩm mỹ và các bệnh răng miệng dễ dàng xảy ra hơn. Hơn nữa, quý phụ huynh đừng quá lo lắng vì răng sữa của trẻ mọc lệch hoặc vì một lý đơn giản nào đó mà nhổ răng sữa của trẻ.
Khi nào cho bé nhổ răng là phù hợp?
Việc nhổ răng sữa thường không có lợi cho sự phát triển của trẻ và không được nha sĩ khuyến khích. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa uy tín để tiến hành nhổ răng cho bé càng sớm càng tốt:
- Trẻ đã đến tuổi mọc răng vĩnh viễn (thường 5 – 7 tuổi) nhưng các răng sữa vẫn không có hiện tượng lung lay và rụng đi.
- Khi răng của trẻ bị sâu nặng, mẻ vỡ các cấu trúc chỉ còn chân răng đã chữa trị nhiều lần nhưng không cải thiện.
- Răng bị viêm, nhiễm trùng, tủy hoại tử… cha mẹ nên đưa trẻ đi nhổ răng để không bị ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
- Răng bị viêm cement cấp, viêm quanh chóp răng, nha chu, tụt nướu… trong thời gian dài vì lâu ngày sẽ nhiễm khuẩn xuống vùng răng vĩnh viễn.