Chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh: Không bao giờ là quá sớm!
Thứ năm, 19/10/2023

Chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh: Không bao giờ là quá sớm!

Chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh, trẻ cần được làm sạch nướu và răng càng sớm càng tốt.

Đối với trẻ nhỏ, không bao giờ là quá sớm khi giúp trẻ hình thành thói quen chăm sóc răng miệng. Điều cần thiết là cha mẹ phải hiểu và biết cách truyền đạt để trẻ có thể tạo nên thói quen vệ sinh từ khi còn nhỏ. Thực tế là những trẻ biết cách chăm sóc sớm sẽ có răng miệng khỏe mạnh hơn.

Để trẻ có thể học theo, cha mẹ phải có cách vệ sinh răng miệng đúng. Sau đây là những hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh mà các phụ huynh có thể tham khảo.

Bố mẹ biết không, việc chăm sóc răng miệng là cách giúp trẻ có một sức khỏe tốt hơn. Việc chăm sóc này phải bắt đầu từ khi chưa mọc răng (chăm sóc nướu) cho đến khi những răng đầu tiên bắt đầu nhú (chăm sóc răng) và về sau này. Giai đoạn sơ sinh, trẻ chưa tự thực hiện được việc vệ sinh răng miệng. Do đó, mọi công việc sẽ do người chăm sóc thực hiện.

Chế độ ăn của trẻ chủ yếu là uống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nhiều cha mẹ bỏ quên việc phải vệ sinh răng và đặc biệt là nướu cho trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần có sự hiểu biết đúng về việc chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh để bé có thể có sức khỏe răng miệng tốt hơn.

1. Tại sao việc chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh lại quan trọng?

Răng sữa đầu tiên của bé xuất hiện lúc 6 tháng tuổi. Khi trẻ còn bé, việc giữ vệ sinh răng miệng được khỏe mạnh rất quan trọng vì:

  • Răng sữa giữ chỗ trống cho răng vĩnh viễn mọc sau này
  • Hàm răng của bé giúp tạo thành hình dạng khuôn mặt
  • Giúp trẻ nói chuyện dễ dàng hơn
  • Làm cho việc ăn nhai dễ dàng hơn
ch%C4%83m-s%C3%B3c-r%C4%83ng-mi%E1%BB%87ng-cho-tr%E1%BA%BB-s%C6%A1-sinh-3.jpeg

Nếu bé không được chăm sóc răng miệng tốt, có thể dẫn đến sâu răng và các bênh lý nướu khác, phổ biến nhất là sâu răng sớm ở trẻ em. Hậu quả gây ra có thể kể đến như:

  • Đau và khó chịu.
  • Nhiễm trùng: có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ.
  • Cần chăm sóc nha khoa tốn kém.
  • Tổn thương răng vĩnh viễn bên dưới.
  • Tốn thời gian học tập của trẻ
  • Trẻ cần chăm sóc khẩn cấp.
  • Nếu răng sâu và mất sớm sẽ làm mất không gian cần thiết cho răng vĩnh viễn mọc.

2. Quá trình mọc răng của trẻ

  • Những mầm răng đầu tiên đã xuất hiện bên trong xương hàm ngay khi bé vừa được sinh ra.
  • Thông thường sau 6 tháng, chiếc răng đầu tiên sẽ xuất hiện trong miệng.
  • Đến năm 2,5- 3 tuổi, bé sẽ có 20 chiếc răng sữa trong miệng.
  • Đến năm 6-7 tuổi, răng vĩnh viễn đầu tiên là răng 6 sẽ mọc trên cung hàm. Sau đó, các răng sữa dần được thay bằng răng vĩnh viễn. Răng đầu tiên được thay là răng cửa. Các răng sau được thay năm 10-12 tuổi.
  • 32 răng trưởng thành (vĩnh viễn) sẽ thay thế răng sữa trong độ tuổi từ 6 đến 20 tuổi.

Để giữ cho răng khỏe mạnh, điều quan trọng là phải chăm sóc nướu và răng của bé ngay cả trước khi chúng xuất hiện trong miệng.

l%E1%BB%8Bch-m%E1%BB%8Dc-r%C4%83ng-v%C3%A0-thay-r%C4%83ng.jpg

3. Sự phát triển của bộ răng sữa

Trẻ sinh ra với 20 mầm răng sữa nằm sẵn trong xương hàm, dưới nướu. Chúng gồm 10 răng trên và 10 răng dưới. Khi các răng sữa bắt đầu mọc, mô nướu sẽ tách ra để răng đi vào trong miệng.

Răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6-10 tháng tuổi. Thời gian mọc răng của từng trẻ cũng thay đổi khác nhau. Ở một số trẻ khác, răng không mọc cho đến 12 tháng. Mỗi trẻ có một thời điểm mọc răng khác nhau. Một số rất ít trẻ em được sinh ra với 1-2 răng. Răng sữa có thể đến theo bất kỳ thứ tự nào. Mặc dù răng cửa dưới thường là đầu tiên. Tất cả 20 răng sữa thường sẽ mọc hoàn tất vào lúc con bạn ba tuổi.

4. Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ

Điều quan trọng là chúng ta phải bắt đầu vệ sinh cho trẻ từ trước khi răng mọc. Vì môi trường niêm mạc miệng và nướu cũng là nơi có lượng lớn vi khuẩn sinh sống. Giữ cho nướu và miệng khỏe mạnh sẽ giúp răng cũng được khỏe mạnh.

4.1. Khi trẻ còn bú

Bạn có thể nhẹ nhàng lau nướu bé bằng cách sử dụng khăn rửa mặt hoặc gạc sạch, ẩm một vài lần trong ngày. Điều này cũng giúp bé sẵn sàng cho việc đánh răng khi chiếc răng đầu tiên mọc. Thực hiện động tác vệ sinh như sau:

  • Ôm em bé bằng một cánh tay
  • Quấn khăn ướt quanh ngón tay trỏ của bàn tay tự do
  • Nhẹ nhàng xoa bóp các mô nướu

ch%C4%83m-s%C3%B3c-r%C4%83ng-mi%E1%BB%87ng-cho-tr%E1%BA%BB-s%C6%A1-sinh.jpeg

4.2. Khi trẻ mọc răng

Khi mỗi chiếc răng của bé bắt đầu mọc lên qua khỏi nướu sẽ làm nướu tách ra. Em bé đôi khi sẽ chà xát vùng nướu nơi răng sắp mọc. Tuy nhiên điều này không phải là vấn đề. Nhiều người nghĩ rằng khi mọc răng bé sẽ:

  • Khóc nhiều hoặc có vẻ cáu kỉnh
  • Kén ăn hơn bình thường
  • Mút các đồ vật như đồ chơi, núm vú giả và yếm
  • Thường xuyên tè dầm
  • Thường kéo tai cùng phía với răng mọc.

Tuy nhiên, những dấu hiệu này có thể được gây ra bởi mọc răng hoặc chúng có thể chỉ là một phần bình thường của sự phát triển hoặc là kết quả của nhiễm trùng nhỏ hay bệnh tật. Nếu em bé không khỏe, tốt nhất là nên đưa bé đến khám bác sĩ đa khoa. Đặc biệt nếu bé bị sốt hoặc tiêu chảy hoặc bạn thấy lo lắng về bất kỳ triệu chứng nào khác. Nếu bạn cảm thấy lo lắng về việc mọc răng của trẻ, mẹ có thể thử:

  • Lau vùng răng mọc bằng khăn lạnh: Trẻ sơ sinh thường bắt đầu mọc răng từ bốn đến sáu tháng tuổi. Nướu của trẻ có thể bị đỏ và sưng, nước bọt có thể tăng lên. Nhiệt độ lạnh khiến bé thấy dễ chịu hơn.
  • Nhẹ nhàng chà xát nướu bé của bạn bằng ngón tay. Đảm bảo phải rửa sạch tay trước khi thực hiện. Có thể dùng gạc rơ lưỡi để bọc ngón tay lại.
  • Cho bé cắn vào một vật nào đó, như bàn chải đánh răng hay núm vú giả.
  • Nấu thức ăn mềm, ít cần nhai
  • Cho bé ngậm vật gì đó cứng hơn, ví dụ như mẩu bánh quy không đường.
  • Việc sử dụng gel mọc răng không được khuyến khích bởi vì chúng có thể không giúp giảm đau. Mà có thể có tác dụng phụ gây hại.
  • Nếu em bé của bạn vẫn không thoải mái, cần đưa bé đến gặp nha sĩ để kiểm tra. Việc mọc răng hoàn toàn không phải là vấn đề nghiêm trọng.

ch%C4%83m-s%C3%B3c-r%C4%83ng-mi%E1%BB%87ng-cho-tr%E1%BA%BB-s%C6%A1-sinh-4.jpeg

4.3. Khi trẻ đã có thể chải răng

Ngay khi các răng sữa mọc, bạn có thể làm sạch cho trẻ hai lần một ngày – vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Sử dụng bàn chải đánh răng nhỏ, mềm được thiết kế cho trẻ em dưới hai tuổi. Nếu em bé của bạn không thích sử dụng bàn chải đánh răng trong miệng, hãy tiếp tục sử dụng khăn rửa mặt hoặc gạc để lau mặt trước và mặt sau của mỗi chiếc răng.

Chỉ chải với nước ít nhất hai lần một ngày. Đặc biệt là sau lần cho ăn đầu tiên và lần cuối. Không sử dụng kem đánh răng ở độ tuổi này, trừ khi được nha sĩ khuyên dùng.

Cách để chải răng cho bé:

  • Đặt em bé lên người sao cho có thể dễ dàng quan sát trong miệng và trẻ cảm thấy an toàn. Bạn có thể ngồi trên giường hoặc sàn nhà với em bé nằm để đầu đùi bạn.
  • Nâng cằm bé với đầu tựa vào người bạn.
  • Dùng tay nhẹ nhàng nâng môi bé và làm sạch răng bằng chuyển động tròn, mềm mại.
  • Lau sạch ở mặt trước và mặt sau của mỗi chiếc răng và cả đường viền nướu.

Nếu bé không thích đánh răng, bạn có thể thử kết hợp với bài hát hoặc để bé chơi với đồ chơi trong khi đánh răng. Việc chải răng nhanh vẫn có tác động tốt hơn là không chải. Nhờ vậy sẽ giúp bé biết đánh răng là một phần bình thường trong thói quen hàng ngày của bé.

Giữ bàn chải đánh răng sạch sẽ. Sau khi làm sạch răng và nướu của bé, hãy rửa bàn chải đánh răng bằng nước máy. Cất bàn chải đánh răng thẳng đứng trong một hộp mở để bàn chải được khô. Bạn nên thay bàn chải đánh răng sau mỗi 3-4 tháng, hoặc khi lông bị mòn hoặc sờn.

4.4. Cách ngăn ngừa sâu răng sớm

Làm sạch răng không đủ để bảo đảm chống sâu răng. Chế độ ăn uống và cách bạn cho bé ăn cũng rất quan trọng.

Răng sữa có nguy cơ bị sâu ngay khi chúng vừa mọc. Việc phòng ngừa sâu răng cần được bắt đầu sớm với một vài biện pháp phòng ngừa đơn giản.

Trẻ từ 0-6 tháng tuổi chỉ cần bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên, không được cho bé ngủ với bình sữa ngậm trong miệng. Khi bé ngủ say, có rất ít nước bọt tiết ra trong miệng để bảo vệ răng. Nếu em bé ngủ bằng bình sữa và ngâm răng trong sữa khiến trẻ có nguy cơ bị sâu răng. Cũng lưu ý rằng việc cho bé ngủ với bình sữa cũng gây nguy cơ nghẹt thở.

Nếu em bé của bạn thích núm vú giả, đừng nhúng nó vào thức ăn hoặc chất lỏng như mật ong, đường. Và đừng làm sạch núm vú giả của bé bằng cách cho vào miệng. Hãy rửa và khử trùng nó thường xuyên.

ch%C4%83m-s%C3%B3c-r%C4%83ng-mi%E1%BB%87ng-cho-tr%E1%BA%BB-s%C6%A1-sinh-2.jpeg

Hãy nhớ rằng, sâu răng là một bệnh truyền nhiễm. Trẻ hoàn toàn có thể lây nhiễm vi khuẩn sâu răng từ người chăm sóc. Do đó tránh kiểm tra nhiệt độ của chai bằng miệng, dùng chung dụng cụ (ví dụ: thìa) hoặc làm sạch núm vú giả hoặc núm vú chai bằng cách cho vào miệng. Điều này có thể giúp ngăn chặn sự lây truyền vi khuẩn gây sâu răng.

Hãy làm quen với sự xuất hiện bình thường của nướu và răng của con. Thường xuyên, nâng môi trẻ để kiểm tra các đốm trắng hoặc nâu đáng ngờ trên răng của trẻ. Nếu bạn thấy những đốm trắng hoặc nâu này, có thể đó là sâu răng. Hãy lên lịch hẹn với nha sĩ ngay lập tức.

4.5. Lên lịch khám nha sĩ

Lên lịch thăm khám nha sĩ để kiểm tra tình trạng răng miệng cho bé trước 1 tuổi hoặc khi răng sữa đầu tiên mọc. Việc thăm khám sẽ giúp phát hiện và có hướng phòng ngữa cho các vấn đề răng miệng có thể xảy ra.

4.6. Bổ sung fluoride cho trẻ

Nếu nguồn nước của bạn không có fluoride, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa về các chất bổ sung fluoride cho trẻ sơ sinh.

Chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ khi còn sơ sinh là vô cùng quan trọng. Trẻ cần được làm sạch nướu và răng càng sớm càng tốt ngay từ khi bắt đầu mọc răng. Vệ sinh răng miệng tốt sẽ giúp trẻ có được hệ răng sữa khỏe mạnh. Đây chính là tiền đề cho bộ răng vĩnh viễn. Việc chăm sóc răng miệng hằng ngày cũng giúp tạo cho trẻ duy trì thói quen tốt sau này.

Awesome Image

Giới thiệu Phương Dentist

Nha khoa Phương Dentist - Địa chỉ 23 Lê Viết Thuật, TP Vinh, Nghệ An, đã góp phần quan trọng vào lĩnh vực nha khoa trong vùng với hơn một thập kỷ kinh nghiệm và phát triển. Với truyền thống 16 năm hoạt động, chúng tôi đã kiến tạo một danh tiếng vững chắc và đáng tin cậy trong lĩnh vực chăm sóc răng miệng tại Nghệ An và các vùng lân cận.