Nhổ răng hàm có nguy hiểm không?
Thứ năm, 19/10/2023

Nhổ răng hàm có nguy hiểm không?

Trong tình huống răng hàm bị sâu, vỡ, gãy... bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ răng hàm. Điều này không chỉ giúp khôi phục chức năng ăn nhai mà còn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và vệ sinh. Khi đó, câu hỏi được nhiều người đặt ra là “Nhổ răng hàm

Trong tình huống răng hàm bị sâu, vỡ, gãy... bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ răng hàm. Điều này không chỉ giúp khôi phục chức năng ăn nhai mà còn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và vệ sinh. Khi đó, câu hỏi được nhiều người đặt ra là “Nhổ răng hàm có nguy hiểm không?”. Vậy câu trả lời cho thắc mắc đó như thế nào?

1. Nhổ răng hàm trong những trường hợp nào?

Răng hàm hay còn được gọi là răng cối, nằm ở phía trong cùng của cung hàm. Trong 32 răng vĩnh viễn, răng hàm chiếm 20 chiếc, bao gồm 8 răng hàm nhỏ (răng số 4, số 5) và 12 răng hàm lớn (răng số 6, số 7, số 8). Chiếm giữ vị trí quan trọng, răng hàm đóng vai trò trong việc cắn, xé và nhai thức ăn cũng như đảm bảo sự cân đối, hài hòa của gương mặt.

Tuy vậy, trong một số trường hợp bắt buộc, người bệnh vẫn phải tiến hành nhổ răng hàm theo chỉ định của bác sĩ. Đó là khi người bệnh mắc phải một trong số những tình huống được liệt kê dưới đây:

  • Răng hàm bị sâu: Sâu răng hàm không chỉ diễn ra ở trẻ em, người lớn cũng thể mắc phải căn bệnh này nếu không có vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nếu được phát hiện sớm, răng sẽ được bác sĩ trám kín với chi phí thấp ngay khi đó. Như vậy, người bệnh cũng không phải chịu nhiều đau đớn trong quá trình tiếp nhận điều trị của bác sĩ. Ngược lại, sâu răng diễn biến rất nhanh, có thể viêm tủy, ảnh hưởng đến chân răng, gây áp xe. Lúc này, các biện pháp bảo tồn không còn hợp lý, bác sĩ sẽ thực hiện nhổ răng hàm dưới hoặc nhổ răng hàm trên cho bệnh nhân.
  • Răng hàm bị vỡ, gãy do chấn thương, tai nạn: khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, ê buốt khi tiếp xúc với các kích thích nóng, lạnh; răng lung lay quá nhiều, không thể nẹp răng để giữ lại.
  • Nhổ răng khôn: Mọc ở thời điểm sau những chiếc răng khác nhưng răng khôn lại gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhổ răng khôn nếu chúng mọc thẳng hàng và không gây biến chứng gì. Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, xô đẩy những chiếc răng bên cạnh là chính là hai trong số những nguyên nhân khiến nhiều người lựa chọn nhổ răng hàm.
  • Nhổ răng hàm để chỉnh nha: Nhổ một chiếc trong số răng số 4, 5, 6, 7, răng khôn để niềng răng là phương pháp quen thuộc được nhiều bác sĩ chỉ định. Nhờ đó, sẽ có chỗ trống trên cung hàm để những chiếc răng còn lại có thể di chuyển, trở lại vị trí nó thuộc về. Bên cạnh đó, nhổ răng hàm còn có tác dụng nâng cao sức khỏe răng miệng, giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý thường gặp khi răng không được vệ sinh đúng cách.

2. Nhổ răng hàm có thực sự nguy hiểm?

Nhổ răng nói chung và nhổ răng hàm nói riêng không phải thủ thuật quá phức tạp. Dù vậy, vẫn có nhiều người thắc mắc “Nhổ răng hàm có nguy hiểm hay không?”. Hiện nay, nhổ răng hàm dưới hoặc nhổ răng hàm trên rất an toàn nhờ có sự trợ giúp của các loại máy móc hiện đại. Thêm vào đó, việc lấy răng ra khỏi xương hàm sẽ không gây ảnh hưởng đến dây thần kinh, đau đớn hay viêm nhiễm sau này.

Tuy nhiên, nhổ răng hàm trên hay nhổ răng hàm dưới có phần khác biệt so với những chiếc răng còn lại. Răng hàm nằm ở vị trí đặc biệt, sâu trong khung hàm nên yêu cầu sự khéo léo đặc biệt của bác sĩ thực hiện. Thêm vào đó, răng hàm thường có 3 đến 4 chân, không giống như răng cửa. Đặc biệt, nhổ răng số 8 mọc ngầm hay mọc lệch, biện pháp được nhiều người lựa chọn thực hiện cũng không đơn giản.

Mặt khác, trên thực tế không thiếu những trường hợp người bệnh phải chịu biến chứng từ việc nhổ răng hàm. Một số nguyên nhân nổi bật ảnh hưởng đến chất lượng của việc nhổ răng hàm có thể kể đến như:

  • Phòng khám nha khoa không có đủ máy móc cần thiết, thiếu thiết bị hỗ trợ cho quá trình nhổ răng.
  • Bác sĩ tay nghề kém, chưa có nhiều kinh nghiệm, có thể gặp khó khăn khi điều trị, nhổ răng hàm không đúng kỹ thuật, khiến người bệnh phải chịu đau đớn không đáng có.
  • Không đảm bảo vệ sinh hoặc yếu tố vô trùng, gây lây nhiễm chéo ở các bệnh nhân.

Như vậy, nếu lựa chọn cơ sở nha khoa không đảm bảo, bệnh nhân có thể gặp những biến chứng như sau:

  • Chảy máu răng kéo dài: Thông thường, trong vòng một ngày đầu tiên kể từ khi nhổ răng hàm, người bệnh sẽ bị chảy máu ở vị trí điều trị. Đây hoàn toàn là hiện tượng bình thường, không đáng lo. Tuy nhiên, nếu sau đó tình trạng chảy máu răng kéo dài, không có dấu hiệu dừng lại thì có khả năng cao bệnh nhân rơi vào 2 trường hợp: nhổ răng hàm không đúng kỹ thuật hoặc quá trình chăm sóc răng sau nhổ không đúng cách.
  • Nhiễm trùng răng: Nếu vấn đề vệ sinh răng miệng tại nhà không đúng, chỗ tiếp nhận điều trị có thể sưng đau hoặc mưng mủ. Lúc này, người bệnh cần đến tái khám ngay với bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế uy tín gần nhất để được thăm khám và tư vấn tiếp nhận điều trị.
  • Ảnh hưởng dây thần kinh: răng hàm rất gần với dây thần kinh. Do đó, dù không mong muốn nhưng nếu bác sĩ nhổ răng sai kỹ thuật sẽ tác động lên dây thần kinh và gây ra những biến chứng nguy hiểm.

3. Các phương pháp nhổ răng hàm an toàn nhất hiện nay

Nhổ răng hàm là phương pháp loại bỏ hoàn toàn chiếc răng bị hỏng ra khỏi xương hàm. Tiếp theo, trồng răng thay thế để phục hồi chức năng ăn nhai càng sớm càng tốt là điều rất cần thiết. Nếu không, mất răng sẽ gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như: các răng liền kề bị xô đẩy về chỗ trống, tiêu xương hàm, đẩy nhanh quá trình lão hóa gương mặt...

Trong thời điểm hiện tại, có 2 phương pháp nhổ răng hàm được các phòng khám nha khoa áp dụng. Đó là nhổ răng truyền thống và nhổ răng với máy siêu âm Piezotome.

Nhổ răng hàm truyền thống là phương pháp đã được áp dụng để điều trị cho nhiều bệnh nhân trong thời gian dài. Để thực hiện phương pháp này, một số dụng cụ bắt buộc phải có như: kìm, dao rạch và bẩy để nhấc răng ra khỏi cung hàm. Ưu điểm của phương pháp nhổ răng truyền thống là chi phí tương đối rẻ. Tuy nhiên, bệnh nhân có khả năng phải chịu đau, chảy máu nếu có sai sót trong kỹ thuật nhổ răng của bác sĩ thực hiện.

Nhổ răng với máy siêu âm Piezotome là phương pháp mới hơn, là sự kết hợp của bác sĩ với máy móc hiện đại. Theo đó, sóng siêu âm trong chiếc máy đặc biệt này sẽ cắt đứt dây chằng răng hàm. Sau đó, răng hàm sẽ được đưa ra ngoài một cách nhanh chóng, giảm thiểu tối đa đau đớn cho bệnh nhân.

Nói tóm lại, dù lựa chọn phương pháp nào để điều trị, người bệnh nên tìm tới phòng khám nha khoa uy tín, có đủ hệ thống máy móc hiện đại và bác sĩ dày dặn kinh nghiệm. Như vậy, quá trình nhổ răng hàm sẽ được đảm bảo kết quả tốt, không xảy rất bất kỳ biến chứng đáng tiếc nào.

Awesome Image

Giới thiệu Phương Dentist

Nha khoa Phương Dentist - Địa chỉ 23 Lê Viết Thuật, TP Vinh, Nghệ An, đã góp phần quan trọng vào lĩnh vực nha khoa trong vùng với hơn một thập kỷ kinh nghiệm và phát triển. Với truyền thống 16 năm hoạt động, chúng tôi đã kiến tạo một danh tiếng vững chắc và đáng tin cậy trong lĩnh vực chăm sóc răng miệng tại Nghệ An và các vùng lân cận.